Welcome To Talentnetwork

Join Our Talent Network

What is a Talent Network

Joining our Talent Network will enhance your job search and application process. Whether you choose to apply or just leave your information, we look forward to staying connected with you.

Why Join?

  • Receive alerts with new job opportunities that match your interests
  • Receive relevant communications and updates from our organization
  • Share job opportunities with family and friends through Social Media or email

Join our Talent Network today!

Sự cầu toàn có khiến bạn "xôi hỏng bỏng không" khi tìm việc?

Vươn đến sự hoàn hảo là ý thức phấn đấu tích cực. Nhưng nếu cực đoan đến mức mong muốn mình không thiếu sót, bạn đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Không chỉ đúng với cuộc sống, kết luận này còn đúng với cả quá trình tìm kiếm việc làm.

Tại một thời điểm nhất định, cần chấp nhận rằng những gì bạn đang kết hợp lại với nhau đã đủ tốt. Nếu không hiểu được, mọi nỗ lực của bạn sẽ hoá thành vô nghĩa, rất khó tìm ra được nơi để ứng tuyển. Chờ đợi càng lâu, khả năng càng cao là công việc không còn dành cho bạn. Lãng phí quá nhiều thời gian để biến một chi tiết trong CV trở nên hoàn hảo, bạn không còn thời gian cho những việc khác ví dụ như kết nối mạng lưới quan hệ, hay tiếp cận thông tin tuyển dụng.

Dưới đây là 4 thói quen không tốt mà bạn được khuyên nên loại bỏ khỏi quy trình tìm kiếm công việc ngay hôm nay, cùng tìm hiểu với CareerBuilder.vn nhé!

1. CHỈ ỨNG TUYỂN VÀO NHỮNG CÔNG VIỆC BẠN THẤY MÌNH PHÙ HỢP 100% 

Phải nhắc lại một sự thật về các bản mô tả công việc rằng nhà tuyển dụng chỉ đang cố vẽ ra hình ảnh ứng viên trong mơ của họ, người họ biết rất khó tìm được. Nhà tuyển dụng vẫn tạo ra các bản mô tả công việc như thế này vì nó giúp xây dựng nên mẫu nhân viên hoàn hảo. Hi vọng có ai đó sẽ vượt trên 90% các yêu cầu liệt kê để cuối cùng họ sẽ chọn một ứng viên tiềm năng nhất, không thiếu hụt kỹ năng hoặc phẩm chất quan trọng. Vì cơ hội để tồn tại nhân viên tuyệt vời như thế khá nhỏ, vậy nên bạn hãy áp dụng quy tắc 60% và chừa cho bản thân một khoảng trống linh hoạt trong việc ứng tuyển!

Chắc chắn sẽ có những công việc mà bạn không thể tiếp cận nếu chưa đạt điều kiện. Ví dụ như chuyên viên điều dưỡng phải có kiến thức về y dược hay lập trình viên phải viết các đoạn mã máy tính. Hoặc là vị trí quản lý cần người có kinh nghiệm 10 – 15 năm làm việc trong khi bạn mới khởi động nghề nghiệp được 2 năm. Những trường hợp này, một lời mời nhận việc là chuyện không thể xảy ra, bạn không cần bận tâm đến ý tưởng ứng tuyển.

Nhưng với hầu hết tình huống khác, nếu xét thấy bản thân đáp ứng được phần lớn (khoảng từ 75%) yêu cầu quan trọng thì nên thử. Bạn sẽ ngạc nhiên khi phát hiện rằng mình sở hữu nhiều kỹ năng có thể chuyển đổi rất tốt, xét về mặt kỹ thuật nó đáp ứng được 25% yêu cầu còn lại. Đôi khi, kỹ năng mà bạn thiếu không phải là yêu cầu ưu tiên của nhà tuyển dụng. Thậm chí, có trường hợp, nhà tuyển dụng đánh giá cao sự đam mê và thái độ hơn cả kỹ năng. Sau tất cả, chuyện xấu nhất là gì nhỉ? Bạn không được gọi dự phỏng vấn. Nhưng đó đâu phải là kết quả quá khủng khiếp hay sai lầm.

2. ĐỔ QUÁ NHIỀU CÔNG SỨC VÀO CÁC CHI TIẾT NHỎ

Hay nói cách khác là phân bổ nguồn lực (thời gian, công sức, nỗ lực) không hợp lý.

Những người tính cầu toàn hoặc quá tập trung vào chi tiết, thường sẽ tự rơi vào bẫy thói quen của chính mình khi viết hồ sơ tìm việc. Ví dụ như khi nhắc đến quy tắc: Đừng bao giờ bắt đầu thư xin việc với cụm từ “Kính gửi những ai liên quan” (To whom it may concern) hay “Kính gửi Ông hoặc Bà” (Dear Sir or Madam). Lời khuyên này nhấn mạnh hiệu quả của việc gọi đúng tên người giao tiếp trực tiếp. Nhưng đã có không ít ứng viên cầu toàn tự đẩy mình xuống “hố sâu tuyệt vọng” khi dành hàng giờ, thậm chí nhiều ngày liền, để tìm kiếm cho được một cái tên người nhận cụ thể điền vào thư xin việc.

Phải hiểu rằng, tìm được tên thì tốt, nhưng nếu không thì cũng chẳng sao. Bạn vẫn được phép gửi hồ sơ ứng tuyển. Rốt cuộc đó cũng chỉ là vài câu từ trên giấy, chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng thể nội dung CV và thư xin việc. Sau cái tên đó vẫn còn rất nhiều từ khoá quan trọng khác phải xuất hiện như: bạn là ai, giỏi kỹ năng gì, có thể làm được gì cho công ty.

Thay vì để mình kiệt sức đi tìm một cái tên, rồi sau đó cho ra một bộ hồ sơ “đầu voi đuôi chuột”, hãy đảm bảo rằng bạn đã làm nổi bật được mọi kinh nghiệm liên quan đã và đang sở hữu, đóng góp ra sao cho vai trò ứng tuyển. Dành thời gian bày tỏ sự quan tâm với công ty và nhiệt huyết với công việc một cách thuyết phục. Và hơn hết, chứng minh được với nhà tuyển dụng bạn là một lựa chọn tuyệt vời. Hãy nhớ, tất cả những điều này quan trọng gấp 10 lần so với việc “nắn nót” một lời chào hoành tráng.

3. KIỂM TRA LỖI ĐÁNH MÁY 4 LẦN

Tất nhiên bạn nên kiểm tra chính tả và ngữ pháp trong các tài liệu gửi cho nhà tuyển dụng. Chắc chắn phải kiểm tra thật cẩn thận. Bạn phải viết đúng tên công ty, người nhận (như quản lý tuyển dụng hoặc sếp quản lý trực tiếp trong tương lai) và đề cập những thông tin liên quan đến vai trò ứng tuyển. Tóm lại, bạn phải làm điều cần thiết để không bỏ lỡ cơ hội giành lấy sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, những người cầu toàn đôi lúc có xu hướng trở nên “cuồng nhiệt” đến mức lẩm cẩm khi nhắc đến việc kiểm tra tài liệu. Họ dành quá nhiều thời gian để xem đi xem lại và soi cho bằng được các dấu hiệu của lỗi.

Vấn đề là thế này: Các nhà tuyển dụng thường chỉ dành có 6 giây để lướt qua sơ yếu lí lịch của bạn. Vâng, họ không có đến một phút nữa. Do đó, rất khó để bắt những lỗi chính tả nhỏ nhặt của bạn, trừ khi họ là người có cặp mắt “siêu tinh vi” hoặc xu hướng tìm kiếm lỗi. Nhưng ngay cả khi thích soi lỗi, hầu hết chuyên viên lọc hồ sơ vẫn hiểu rằng sai sót là chuyện có thể xảy ra: Con người không hoàn hảo, ứng viên tìm việc cũng vậy.

Điều quan trọng bạn cần làm là không được để nỗi sợ “sai chính tả” ngăn bạn gửi hồ sơ. Cần học cách tin vào những gì mình có. Bạn đã có ý thức tích cực khi chuẩn bị các tài liệu, đã chủ động để mắt cẩn thận rà soát CV lẫn thư xin việc từ một đến hai lần, vậy thì hãy dám tin rằng bạn trông rất ổn nhé!

4. NHỜ QUÁ NHIỀU NGƯỜI XEM LẠI HỒ SƠ

Bạn nhờ cậy nhiều người xem thử và giúp mình làm đẹp hồ sơ tìm việc, từ cố vấn nghề nghiệp, vợ chồng cho đến anh chị em. Chưa yên tâm, bạn lại gửi sơ yếu lí lịch đến năm người bạn khác nữa để được góp ý. Sao bạn không gửi CV cho chủ quán cafe bạn thường ghé để anh ấy nhận xét luôn nhỉ?

Chúng ta thường khó nhận ra điều vô lý hoặc sai sót khi tự xem lại các văn bản tự soạn, những tài liệu mà bản thân đã đọc quá nhiều lần đến mức thuộc lòng. Vì thế, có thêm những đôi mắt khác giúp bạn kiểm tra CV là vô cùng hữu ích, đặc biệt khi bạn cần một góc nhìn khách quan hoặc trung lập. Người khác có thể sẽ nhận thấy vài lỗi chính tả, giúp bạn chỉ ra các câu từ khó hiểu, tối nghĩa hoặc một đoạn trình bày không liên quan đến công việc.

Nhưng hãy biết rằng “cái gì quá cũng không tốt”. Khi hỏi ý kiến của quá nhiều người, bạn sẽ mất thời gian để chờ đợi tất cả họ xem và phản hồi. Hành động này đôi khi khiến bạn trễ mất thời hạn nộp hồ sơ. Trong khi đó, tiếp nhận quá nhiều ý kiến phản hồi khác nhau sẽ khiến bạn bị choáng ngộp về khối lượng thông tin. Chưa dừng lại ở đó, những người mà bạn nhờ cậy có nền tảng kiến thức và trải nghiệm cuộc sống khác nhau, nên sẽ đưa ra cho bạn nhiều quan điểm và tư duy khác nhau, đôi khi xung đột. Bạn sẽ thấy hối hận vì đã tự đẩy bản thân vào trạng thái phân vân, rất bối rối và đau đầu khi phải mất công sức chọn lọc lại thông tin hữu ích nhất đưa vào hồ sơ.

Chúng ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Bạn không cần đến hàng chục quan điểm về công việc hay cách thể hiện điểm mạnh cá nhân trong hồ sơ. Đừng làm CV trở nên rối rắm và đánh mất cá tính chỉ vì trót tham khảo quá nhiều ý tưởng thú vị. Sau tất cả, nhà tuyển dụng muốn biết bạn là ai. Và nếu phù hợp, họ sẽ chỉ tuyển bạn với những suy nghĩ của chính bạn về làm việc cho họ. Vì thế, hãy giữ quan điểm và phong cách cá nhân!

Nếu vẫn muốn tham khảo, hãy chọn ra những người bạn thực sự tin tưởng và tôn trọng nhất. Bám sát vào ý kiến của tối đa hai người để hoàn thành CV hiệu quả nhất. Đừng quan tâm đến việc tìm thêm người thứ ba xem hồ sơ, thay vào đó, hãy nhanh tay gửi thư ứng tuyển cho công việc bạn yêu thích.

Đừng lãng phí quá nhiều thời gian để ngồi đoán xem mình thể hiện như thế nào mới tốt. Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ phẩm chất và thế mạnh của bản thân. Điều tiếp theo, hãy tin rằng mình là một ứng viên tiềm năng với năng lực mạnh mẽ (có thể chứng minh được). Hành trình tìm kiếm công việc trong mơ đã đủ mệt mỏi, đừng tốn thêm nhiều thời gian cho những điều không cần thiết. Sự cầu toàn quá mức cũng có thể hoá thành chướng ngại, cản trở bạn đến với thành công. Vì vậy, nếu đã hoàn thành hồ sơ và gom đủ chí khí, hãy nhanh tay ứng tuyển và tiến lên phía trước nào!

(Nguồn ảnh: Internet)

  CareerBuilder Vietnam

 

Thanks for joining our Talent Network,

By joining our Talent Network you have not officially applied to a position.

Please apply now to become candidates for vacancies or continue update resume.