Welcome To Talentnetwork

Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

Có nên liệt kê nhiều việc từng làm vào resume không?

Lý lịch tìm việc (Resume) của bạn có nên trình bày những thông tin chi tiết về lịch sử làm việc như nhân viên bán hàng quần áo, phụ bếp bán thời gian, làm chú hề hoặc ông già Noel tặng quà thời vụ? Câu trả lời ngắn gọn là không. Dưới đây là hướng dẫn ngắn của CareerBuilder.vn về những thông tin cần có hoặc loại bỏ khi viết về các chức danh bạn từng đảm nhiệm trong công việc cũ.

Chuyên gia tuyển dụng Penni Hlaca nói rằng, nếu bạn đang ở mức quản lý tầm trung hoặc cao cấp thì người muốn hợp tác làm việc với bạn không cần phải biết rằng bạn từng “bán kem sau giờ học”. Thêm các vai trò không liên quan đơn giản chỉ làm lý lịch của bạn dài thêm và tăng khả năng khiến nhà tuyển dụng tiềm năng mất tập trung.

Tuy nhiên, có ba ngoại lệ khi nhắc đến quy tắc trình bày các việc làm thêm hoặc bán thời gian. Ví dụ như bạn từng bán kem ở bãi biển vào kỳ nghỉ hè năm lớp 10:

  • Bạn là người sành ăn kem, muốn theo đuổi sự nghiệp trong thế giới tuyệt vời của những món ăn đông lạnh. Trường hợp này, đề cập đến công việc bán kem sẽ như minh chứng cụ thể và thuyết phục rằng đam mê của bạn với kem đã bắt đầu từ khi còn rất bé. Câu chuyện này có thể tạo cảm hứng và mang lại lợi ích cho bạn.
  • Bạn mới ra trường, bắt đầu chập chững những bước đầu tiên trên hành trình tìm kiếm công việc đầu đời. Bạn muốn chứng tỏ mình có động lực làm việc cũng như sở hữu vài kỹ năng nhất định. Dù trải nghiệm bạn đề cập ngắn ngủi hoặc đơn giản thế nào, nó vẫn là kinh nghiệm thực tế mà bạn chủ động giành lấy trước khi tìm được bến đỗ mơ ước.
  • Những kỹ năng đặc biệt mà bạn phát triển được trong vai trò đó có thể chuyển đổi, bổ sung và hỗ trợ tốt cho vai trò mới bạn đang nhắm tới.

Trong hầu hết các trường hợp khác, việc làm thêm có thể được lược bỏ bớt mà vẫn giữ cho bạn cách trình bày trung thực. Nguyên tắc chung là chỉ trình bày chi tiết 3 công việc cuối cùng. Các công việc khác trước đó chỉ cần liệt kê ngắn gọn với tên công ty, khoảng thời gian làm việc và chức danh của bạn.

Xoa dịu cảm giác về thói quen nhảy việc: Nếu bạn thường xuyên thay đổi chỗ làm, hãy giải thích hành động đó trong lý lịch! Chẳng hạn như: “Đó là một hợp đồng làm việc ngắn hạn”, “Tôi đã hoàn tất vai trò và mục tiêu của mình”, “Tôi chia tay công ty để theo đuổi hành trình du lịch trải nghiệm dài ngày qua 8 nước Châu Âu”… Luôn có những lý do rất chính đáng để giải thích vì sao bạn phụ trách một vai trò trong thời gian khá ngắn, và làm rõ điều này là ý tưởng hay.

Để tâm đến những khoảng gãy. Nếu có khoảng thời gian trống giữa hai công việc trong lý lịch, hãy giải thích! “Tôi đi du lịch thăm bố mẹ định cư/ em gái sinh con ở nước ngoài”, “Tôi đã nghỉ thai sản”. Nếu đơn giản là bạn đã tìm việc suốt hai năm, cần cân nhắc xem có công việc hợp đồng hoặc dự án tình nguyện nào bạn có thể làm nổi bật được không. Nhưng phải luôn trung thực, vì nhà tuyển dụng có thể kiểm tra được tính xác thực về các thông tin mà bạn đã trình bày.

Làm nổi bật nội dung liên quan. Nhớ trình bày thật nổi bật một vai trò trước đó nếu nó thực sự phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ, mẩu đăng tuyển nêu rõ yêu cầu rằng người được chọn cần có khả năng “quản lý ngân sách”, “gọi vốn”, “đáp ứng chỉ tiêu”. Nếu bạn đã sớm gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng trong các vai trò cũ hãy làm nổi bật nó, chẳng hạn như 2 năm liên tiếp nhận giải thưởng nhân viên bán hàng xuất sắc với doanh số vượt 150% chỉ tiêu, hay biệt hiệu “thánh kêu gọi tài trợ” được đồng nghiệp tặng vì thành tích cụ thể [nêu dẫn chứng xác thực]…

Nhấn mạnh kỹ năng. Nếu bạn sở hữu được vô số kỹ năng sau quá trình đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, hãy viết resume dạng kỹ năng. Thay vì để chức danh và tên công ty trước đây là đề mục chính, hãy tìm ra các kỹ năng đắt giá nhất và giải thích về quá trình các kỹ năng này phát triển qua từng công việc cũ cho đến hiện tại. Mẹo nhỏ: Đừng cố gắng giấu đi lịch sử làm việc, chỉ cần lướt qua chúng một cách đơn giản, ngắn gọn.     

Định dạng tài liệu thật cẩn thận. Hãy đặt trọng tâm vào những gì bạn muốn nhà tuyển dụng hoặc người xem phải để mắt đến. Cần tạo ra một bản lý lịch thật chỉn chu, thu hút và chuyên nghiệp ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bạn có thể sáng tạo một chút để bản thân trở nên khác biệt và hấp dẫn hơn so với đối thủ, nhưng nhớ tỉnh táo để nó không “phản chủ”. Luôn luôn thu hút sự chú ý vào những điều tích cực nhé!

(Nguồn ảnh: Internet)

  CareerBuilder Vietnam
 

Đăng ký nhận thông báo việc làm

Đăng ký nhận email thông báo việc làm để không bỏ lỡ cơ hội, giúp bạn thăng tiến trong nghề nghiệp.

Nhận thông báo việc làm
Bảng Tính Lương Mẫu
 
 
Tính nâng cao

Nhắc lại chuyện rất cũ: CV và Resume khác nhau ra sao?

 Lượt xem 14,104

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao cùng là lí lịch tìm việc nhưng có những tin tuyển dụng yêu cầu resume và số khác lại cần CV (curriculum vitae) của ứng viên hay không? Nếu câu trả lời là không, bạn giống hầu hết mọi người vì đang nghĩ rằng resume và CV giống nhau và là một. Hãy nhớ rằng mỗi dạng tài liệu có một mục đích riêng và các đặc điểm cụ thể.

Không hiểu được những khác biệt này sẽ ảnh hưởng đến cơ hội bạn giành lấy công việc bạn. Vì thế, hãy bắt đầu học cách phân biệt thật rõ ràng hai loại sơ yếu lí lịch này ngay với CareerBuilder.vn nhé!

RESUME LÀ GÌ?

Resume hay Résumé là chữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp và nghĩa trong tiếng Anh là “summary”. Do đó, đúng như tên gọi, Resume là bản tóm tắt về kinh nghiệm và thành tích của bạn trong công việc, giáo dục và các kỹ năng liên quan trực tiếp đến vị trí mà bạn đang cố gắng giành lấy.

Resume thường được xem là tài liệu ngắn gọn; nhiều người chỉ gửi Resume một trang hoặc tối đa 2 trang với những ai có kinh nghiệm trên 10 năm.

Nội dung trong các Resume của một ứng  không nên giống nhau. Nếu bạn dự định gửi Resume cho 3 công ty thuộc 3 lĩnh vực khác nhau, nội dung mỗi bản Resume gửi đi cần tuỳ chỉnh phù hợp theo yêu cầu cụ thể trong tin tuyển dụng công việc tương ứng.

CV LÀ GÌ?

CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae xuất phát từ tiếng La-tinh. Chúng ta có thể dịch nôm na từ này ra tiếng Anh là “course of life”. CV là tài liệu ghi lại rất chi tiết những thành tựu trong công việc, tại trường học và các nỗ lực khác liên quan đến lĩnh vực chuyên môn hoặc nghiên cứu chuyên sâu của bạn.

Mặc dù vẫn có những CV chỉ dài 1 trang, nhưng CV hiệu quả nhất lại chính là các tài liệu có nhiều trang. Không có gì lạ khi nhiều nhà tuyển dụng hoặc chuyên viên tuyển dụng vẫn xem xét kỹ lưỡng các bản lí lịch dài tận 10 trang.

Nội dung của CV thường không thay đổi trừ khi bạn có được những kinh nghiệm, kỹ năng và chứng chỉ mới hoặc đạt thêm thành tựu liên quan đến ngành nghề đang tham gia.

3 ĐIỂM KHÁC BIỆT VÀ TƯƠNG ĐỒNG QUAN TRỌNG NHẤT GIỮA RESUME VÀ CV

Dựa trên mô tả về Resume và CV, 3 điểm khác biệt chính của chúng được xác định là:

Độ dài: Resume với “tư cách” là bản tóm tắt nên thường chỉ dài 1 trang. Ngược lại, CV là bản mô tả rất chi tiết về trải nghiệm cuộc sống của bạn cho đến thời điểm nộp hồ sơ. CV giống như tài liệu sống, nó sẽ tiếp tục kéo dài thêm theo thời gian và quá trình phát triển các kỹ năng, kinh nghiệm và chuyên môn của bạn.

Mục đích: Mục đích của Resume là giới thiệu trình độ và kinh nghiệm của bạn theo yêu cầu cụ thể của vị trí công việc. Với CV, nó được sử dụng khi ứng tuyển vào các vị trí cần xét duyệt chi tiết hoặc vị trí cần thành tích cao trong đào tạo chuyên môn. CV là giấy tờ quan trọng hàng đầu khi xét chọn các vị trí giảng dạy hoặc nghiên cứu.

Bố cục: Bố cục của Resume khá linh hoạt. Mặc dù định dạng theo trình tự thời gian ngược được chấp nhận rộng rãi nhất, bạn vẫn có thể chuyển sang định dạng chức năng hoặc kết hợp cả hai nếu thấy cần thiết. Trình tự trình bày của các mục trong CV thường cố định, và cũng không cần thiết phải sáng tạo hay thay đổi.   

Mặc dù có những khác biệt, Resume và CV đều phải đảm bảo vài đặc điểm chung quan trọng sau đây:

Cấu trúc: Cả Resume và CV đều phải đọc được dễ dàng và cấu trúc một cách chuyên nghiệp, tốt nhất nên duy trì cái nhìn đơn giản nhưng tập trung vào các tài liệu này.

Gợi ý trình bày phổ biến:

Chỉ sử dụng các phông (font) chữ thích hợp với hầu hết các hệ thống như Arial, Calibri, Cambria, Helvetica,…

Sử dụng cỡ chữ từ 11 – 13.

Giữ một khoảng trống duy nhất giữa các dòng.

Căn chỉnh lề cho các cạnh khoảng 1 inch hoặc 2 cm, chọn chế độ “Xem trước” bản in để chắc chắn định dạng của bạn có thể in được và chỉnh chu như ý muốn.

Chi tiết rõ ràng: Đôi khi các công ty có thể yêu cầu bạn tuân theo các định dạng hoặc biểu mẫu cụ thể. Điều này đặc biệt đúng với các bản CV. Trước khi bắt tay viết Resume hay CV, hãy kiểm tra  tuyển dụng để biết xem có cần sử dụng mẫu nào không.

Bên cạnh đó, bạn nên chứng minh các thành tựu trong công việc, trường học, và các hoạt động liên quan bằng các số liệu xác thực, dữ kiện cụ thể. Đối với CV, bạn phải cẩn trọng khi cung cấp chi tiết về các ấn phẩm hoặc thành tựu mà bạn đã tạo nên. Hãy cung cấp đường dẫn (links), ngày tháng và thông tin liên quan đến sản phẩm/dự án của bạn.

Cuối cùng là rà soát: Trước khi gửi Resume và CV, hãy xem lại và kiểm tra kỹ chính tả, ngữ pháp lẫn các lỗi đánh máy. Nếu có thể, hãy duyệt lí lịch của bạn bởi các chương trình kiểm tra lỗi trực tuyến. Đi thêm một bước nữa bằng cách nhờ người bạn đáng tin cậy đọc giúp, xem xét nó từ góc nhìn khách quan, góp ý và đánh giá trung thực. Đơn giản là nhà tuyển dụng không thể chấp nhận được khi bạn gửi đi một bản lí lịch tìm việc – hình ảnh đại diện bản thân – mà chứa đầy các sai lỗi quá rõ ràng.

CẤU TRÚC RESUME

Một Resume điển hình sẽ có các phần sau đây trong cấu trúc:

Tiêu đề (Header): Thông tin phải bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email, đường link các trang mạng xã hội chuyên nghiệp (như Linked In, Facebook…) nếu muốn đề cập.

Tóm tắt (Summary) hoặc Mục tiêu nghề nghiệp (Objective): Một đoạn tường thuật/trình bày ngắn cung cấp cho nhà tuyển dụng cái nhìn tổng quan hoặc ý tưởng về tính cách, mục tiêu, lý tưởng trong nghề nghệ và những đóng góp tiềm năng của bạn cho công ty.

Kinh nghiệm làm việc (Work Experience): Như đã đề cập, hãy sử dụng trình tự thời gian ngược để trình bày lí lịch. Bắt đầu từ công việc hiện tại hoặc ưu tiên cho công việc gần đây nhất rồi kể ngược về trước. Nhưng nếu lịch sử công việc của bạn có nhiều “khoảng lặng” hoặc gián đoạn thì hãy chuyển sang dùng định dạng chức năng. Nếu bạn đang nhắm đến mục tiêu chuyển ngành nghề thì nên cân nhắc định dạng kết hợp để có kết quả tốt nhất.

Thành tựu giáo dục (Education Attainment): Một lần nữa, định dạng thời gian ngược sẽ hoạt động tốt nhất. Hãy nêu bật những kết quả, thành tích, chứng nhận và bằng khen nhận được trong quá trình học tập và đào tạo từ các cấp cao hơn.

Kỹ năng và khả năng (Skill & Abillities): Hãy xác định và thể hiện các kỹ năng và khả năng của bạn có liên quan đến công việc.

Mối quan tâm và sở thích (Interests & Hobbies): Một đoạn tóm tắt về cuộc sống của bạn bên ngoài công việc. Trình bày sở thíchmột cách khéo léo với các chi tiết phù hợp có thể giúp bạn chứng minh rằng mình phù hợp với văn hoá của tổ chức.

Khi viết Resume, hãy chắc rằng bạn đang sử dụng chính xác các từ khoá và cụm câu từ thích hợp. Cách đơn giản để xác định các từ khoá là dựa vào nội dung tin tuyển dụng hoặc truy cập trang web công ty.

CẤU TRÚC CV

Thông thường, các thành phần sau đây sẽ tạo nên cấu trúc một bản CV điển hình:

Tiêu đề (Header): Thông tin tương tự Resume.

Lĩnh vực quan tâm (Areas of Interest): Một bản tóm tắt về các mối quan tâm sâu về chuyên môn của bạn.

Giáo dục (Education): Cụ thể hoá các trình độ, bằng cấp bạn đã đạt được, bao gồm cả các bằng cấp đang theo đuổi chẳng hạn như thạc sĩ hay tiến sĩ. Bạn cũng nên ghi rõ tiêu đề của luận văn đã thực hiện.

Học bổng, bằng khen & giải thưởng (Grants, Honors & Awards): Hoàn chỉnh danh sách các trích dẫn và hình thức công nhận bạn nhận được trong sự nghiệp và trường học.

Ấn phẩm và bài thuyết trình (Publications & Presentations): Trình bày đầy đủ danh sách tất cả ấn phẩm (sách, báo, báo cáo…) và bài thuyết trình, diễn thuyết mà bạn đã thực hiện ở trường và tại nơi làm việc. Nếu bạn đã tích luỹ được một khối lượng lớn công việc, hãy tạo danh mục riêng cho từng ấn phẩm hoặc bài thuyết trình.

Kinh nghiệm làm việc (Work Experiences): Không giống với Resume, kinh nghiệm làm việc trong CV nên có tính bao quát hơn. Hãy bao gồm tất cả kinh nghiệm của bạn, từ công việc khi giảng dạy, trong phòng thí nghiệm hoặc phòng nghiên cứu và cả công việc thực tế ở từng công ty. Bạn thậm chí có thể thêm các dự án xã hội hoặc công việc tình nguyện hay kinh nghiệm lãnh đạo.

Thành viên của các tổ chức chuyên nghiệp hay hiệp hội (Professional Affiliations/Scholastic Memberships): Tóm tắt các hội nhóm và tổ chức mà bạn tham gia có liên quan đến ngành nghề, chuyên môn mà bạn theo đuổi. Làm nổi bật những thời điểm mà bạn làm người chủ trì, dẫn dắt hoặc lãnh đạo hay thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt.

Tham khảo (References): Hãy đề cập tên của người có thể cung cấp sự chứng nhận cho tính cách, năng lực và chất lượng hoàn thành công việc của bạn. Chẳng hạn như: sếp quản lý trực tiếp, đồng nghiệp cùng bộ phận, đối tác hoặc khách hàng – những người có thể đưa ra nhận xét thực tế nhưng thuận lợi cho bạn.

Không giống Resume, việc sử dụng các từ khoá hay cụm từ thông dụng không quá khắt khe với CV. Nhiệm vụ trọng tâm khi viết CV là đưa ra đủ các chi tiết cần thiết và quan trọng. Các tổ chức hoặc công ty yêu cầu có CV, tức là họ đang tìm kiếm thông tin toàn diện để chọn lọc ra được người có kinh nghiệm và chuyên môn thực sự đáp ứng được vị trí còn khuyết.

Nếu các chuyên viên tuyển dụng thường chỉ dành ra khoảng 6 giây để đánh giá Resume thì họ chắc chắn sẽ dành nhiều thời gian hơn trong việc xem xét CV.

KHI NÀO NÊN SỬ DỤNG RESUME/CV?

Không khó để biết lúc nào thì nên gửi Resume và khi nào nên sử dụng CV. Cách đầu tiên, tin tuyển dụng sẽ chỉ rõ ra rằng nhà tuyển dụng cần loại lí lịch nào. Nếu các chi tiết mà nhà tuyển dụng nêu ra trong tin tuyển dụng không rõ ràng, hãy tìm cách liên hệ với người phụ trách nhận hồ sơ và làm rõ.

Việc chọn Resume hay CV đôi khi phụ thuộc vào đặc thù quốc gia hay địa phương bạn làm việc. Ví dụ, ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ thì Resume là tài liệu tiêu chuẩn để nộp hồ sơ dự tuyển. Bạn nên nộp CV cho các công ty/ tổ chức tại Vương quốc Anh, Ireland và New Zealand. Bạn thậm chí có thể tải xuống một bản lí lịch mẫu theo chuẩn của Liên minh Châu Âu cho chắc chắn. Trong khi đó, ở Úc, Ấn Độ và Nam Phi thì các thuật ngữ như Resume và CV đôi khi có thể thay thế cho nhau, và phần nào giống với thực tế đang diễn ra ở Việt Nam.

Có lẽ, cách tốt nhất để phân biệt là tuỳ vào mục đích. Resume rất phù hợp nếu bạn muốn gia nhập các công tư tư nhân, CV là lựa chọn tốt để xin làm trong các khu vực công như công ty nhà nước hay chính phủ. Bên cạnh đó, Resume sẽ phù hợp để bạn ứng tuyển việc làm và CV thích hợp để nộp đơn xin cấp học bổng, xét duyệt nhập học hoặc các vị trí giảng dạy.

BẠN CÓ NÊN SỞ HỮU MỘT BẢN CV?

Nếu đã đọc đến đây thì có lẽ nhiều bạn sẽ nhận ra rằng trước đây mình từng viết Resume hơn là CV. Tất nhiên, việc tạo thêm một bản CV không có hại gì cả. Nội dung của CV luôn phát triển tương ứng với sự trưởng thành về kinh nghiệm và kiến thức của mỗi người. Bạn sẽ không muốn phải vật lộn với hàng đống thông tin về quá trình của bản thân khi có một nhà tuyển dụng tiềm năng yêu cầu bạn cung cấp CV đâu nhỉ?

Hãy bắt đầu soạn một bản CV toàn diện về bản thân, trình bày chỉnh chu và lưu trữ nó dưới dạng file tài liệu. Cập nhật nó mỗi khi bạn tích luỹ thêm được những giá trị mới. Ngay cả khi bạn không bao giờ phải gửi CV cho ai, hãy nhớ, ít nhất nó vẫn là tài liệu lưu trữ và tham chiếu thông tin cho Resume của chính bạn.

(Nguồn ảnh: Internet)

  CareerBuilder Vietnam
 

Đăng ký nhận thông báo việc làm

Đăng ký nhận email thông báo việc làm để không bỏ lỡ cơ hội, giúp bạn thăng tiến trong nghề nghiệp.

Nhận thông báo việc làm
 
 

Nắm trong tay bí quyết xử lý tốt buổi phỏng vấn video

 Lượt xem 7,985

Không có gì làm toát lên cá tính của bạn tốt hơn là hình ảnh bạn rạng rỡ trong một video trên màn hình 20 inch từ địa điểm cách xa những người mà bạn chưa từng gặp trước đây. Các cuộc tiếp xúc giữa ứng viên và nhà tuyển dụng như thế hiện đang ngày càng phổ biến hơn. Rất nhiều cuộc phỏng vấn đã được thực hiện thông qua điện thoại, ứng dụng chat hoặc video trực tuyến, đặc biệt thường áp dụng cho các vòng đầu. Thậm chí, có công ty còn gửi câu hỏi trước và yêu cầu ứng viên quay video ghi lại câu trả lời để gửi cho họ trong vòng vài ngày.

Đừng để công nghệ cản trở bạn có một cuộc trò chuyện ý nghĩa. Dù cho bạn đang ngồi cùng phòng với nhà tuyển dụng hoặc cách xa họ 2000 km đi nữa, hãy ghi nhớ quy tắc: “Chứng thực bản thân – Thực hiện kết nối – Giúp người khác cảm nhận bạn là ai”.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực của bạn sẽ tiêu tan nếu kết nối internet bị hỏng, cúp điện hoặc điện thoại di động mất sóng. Những trục trặc không chỉ đến từ công nghệ mà còn nhiều tác nhân khác nữa. Bạn cần phải có kế hoạch và chuẩn bị tốt nhất cho mọi kịch bản có thể xảy ra với buổi phỏng vấn video của mình. Vậy nên ngay bây giờ hãy cùng CareerBuilder.vn học cách xử lý tốt các buổi phỏng vấn video bằng 7 điều tuyệt đối không được quên:

 

ĐỪNG SỢ CAMERA!

Ngay cả trong thế giới bị ám ảnh bởi việc chụp ảnh selfie, mọi người vẫn sẽ mất tự nhiên một chút hoặc thậm chí bồn chồn, ngượng ngập một khi biết mình đang “lên hình”. Nếu cảm thấy mình luôn lo lắng khi nhìn vào nút ghi hình màu đỏ, bạn cần phải luyện tập nhiều hơn. Hãy lấy điện thoại thông minh ghi lại các đoạn nói thử nhằm luyện tập cho những buổi phỏng vấn video sắp tới.

Nên sử dụng các “soundbite” (tức là cụm từ hoặc câu ngắn nhưng thâu tóm toàn bộ nội dung cốt lõi những điều bạn muốn truyền đạt) có độ dài khoảng 20-30 giây để trả lời mỗi câu hỏi. Khi phát lại đoạn ghi hình, bạn cần lắng nghe thật kỹ mọi âm thanh dạng như “à”, “ờ”, “ừm”, “anh biết đó”, “nhìn chung”, “thật ra”… mà bạn nói theo thói quen hoặc do vô thức. Cũng nên chú ý đến các giao tiếp phi ngôn ngữ của mình như: tư thế, biểu cảm khuôn mặt, mức độ bồn chồn… Ghi nhận và khắc phục những điểm còn hạn chế sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong những cuộc phỏng vấn thực tế. Đừng ngồi cứng đờ như bức tượng, nhưng cũng đừng táy máy động đậy tay chân liên tục như đứa trẻ. Bạn cần xuất hiện tự tin và thoải mái. Và đừng quên mất tác dụng kỳ diệu của nụ cười.

HÃY CÓ HIỂU BIẾT VỀ MÁY MÓC - ĐỪNG “LÁI MÒ”!

Nếu buổi phỏng vấn của bạn được tiến hành tại một địa điểm chuyên dùng giải pháp họp trực tuyến như hội nghị truyền hình (video conference), bạn phải đến sớm để tìm hiểu về toàn bộ thiết bị mình sắp sử dụng. Không cho phép các trục trặc trong phần “trình diễn” làm tăng nỗi nghi ngờ trong lòng phỏng vấn viên về khả năng của bạn. Phòng trường hợp thiết bị hỏng hay lỗi kỹ thuật, hãy chuẩn bị sẵn số điện thoại hoặc địa chỉ chat để liên lạc với người trợ giúp khẩn cấp.

Ngoài ra, nhớ lưu ý rằng một số hệ thống video conference sẽ có độ trễ khoảng 2-3 giây giữa hình ảnh và âm thanh. Chừa ra một chút thời gian ngắn trong khi tiếp nhận và phản hồi xuyên suốt cuộc trò chuyện trực tuyến, bạn sẽ khiến nó giống như buổi phỏng vấn trực tiếp.

 

CỨU VỚI! MẬT KHẨU CỦA TÔI LÀ GÌ VẬY?

Bạn đã thiết lập mọi thứ để có một cuộc phỏng vấn qua Skype. Bạn tiến thẳng đến bàn, đảm bảo không gì có thể làm phiền mình, ánh sáng vừa phải và trang phục tuyệt vời để xuất hiện trước ống kính. Sau đó bạn mở màn hình đăng nhập Skype, chợt phát hiện tâm trí trống rỗng, bạn không thể nhớ nổi mật khẩu là gì. Bạn không thể tin được tình huống trớ trêu này nó phổ biến tới mức nào đâu. Nên hãy thực hành thử với bạn bè hàng chục lần trước đó. Học cách dùng máy móc thiết bị để kết nối mạng và lên hình. Kiểm tra chất lượng video. Xác định xem bạn ngồi ở sofa hay bàn làm việc sẽ đẹp hơn. Bên cạnh đó, cũng nên thử ánh sáng trong phòng để quyết định góc thẳng hay góc nghiêng camera giúp bạn thể hiện bản thân tốt nhất. Thực hành càng nhiều, bạn càng thuần thục và tự tin khi dùng công nghệ.  

CÓ GÌ TRONG CÁI CHAI NHỈ?

Đừng thực hiện buổi phỏng vấn trong phòng ngủ có cửa tủ đồ đang mở, hoặc trong nhà bếp với chai lọ ngổn ngang và đầy chén bát bẩn. Hãy chắc chắn rằng phông nền (background) nơi bạn đang hiện diện thực sự chuyên nghiệp. Kiểm soát môi trường để ngăn chặn những âm thanh nhiễu ngoài ý muốn (như tiếng hàng xóm cãi nhau, bố mẹ gọi, trẻ con khóc, mèo kêu, chó sủa…) và kiểm tra xem xung quanh có gì có thể khiến mọi người mất tập trung hay không. Ví dụ như bạn để trên bàn chai gì đó lạ mắt và sau đó phát hiện rằng phỏng vấn viên thi thoảng cứ nhìn chăm chăm vào nó thay vì bạn. Bạn biết không, họ đang cố xác định đó là chai rượu hay một mẫu nước mới lạ mắt. Tất cả những thắc mắc dạng này chính là sự phân tâm cực kỳ có hại cho hiệu quả giao tiếp.

 

ĐỪNG QUÊN TRANG PHỤC CHỈNH TỀ

Bất kể buổi phỏng vấn diễn ra ở đâu, bạn phải ăn mặc chỉnh tề cho nó. Bạn không trực tiếp gặp mặt nhà tuyển dụng vì khoảng cách địa lý, nhưng họ xứng đáng được đánh giá diện mạo tươm tất và chuyên nghiệp của bạn. Đừng nghĩ rằng bạn chỉ cần mặc chỉnh chu nửa trên là đủ, bởi thông qua màn hình phỏng vấn viên chỉ có thể thấy từ đầu đến hết vai. Phải lường trước những khả năng có thể xảy ra. Nếu bạn cần đứng dậy đóng cửa, tắt mở đèn, lấy một cây bút hoặc tài liệu trong cặp sách thì sao? Không ít ứng viên kể rằng họ không thể quên được cảm giác xấu hổ khi rơi vào tình huống trớ trêu vì họ đã đột nhiên đứng dậy trong lúc phỏng vấn video mà quên mất rằng bên dưới mình chỉ bận mỗi chiếc quần “siêu nhân”. Đừng bao giờ để các “khán giả” bên kia màn hình phải trố mắt ngạc nhiên hoặc bật cười ái ngại vì anh chàng sơ mi, comple chỉnh tề nãy giờ trước mặt họ hoá ra lại rất lười biếng, cẩu thả và có phần thiếu ý tứ, bạn nhé!

SỰ BẤT NGỜ TRONG PHÒNG

Nếu có những người khác đi cùng bạn hoặc đang có mặt trong phòng với bạn, hãy bảo đảml là họ biết rõ về buổi phỏng vấn trực tuyến của bạn. Họ phải biết chính xác về những điều đang diễn ra, khi nào, ở đâu, như thế nào nhằm tránh đẩy bạn vào tình thế khó xử, lúng túng, không biết nói sao khi họ vô tình lọt vô khung hình. Thử hình dung xem sẽ mất mặt thế nào nếu một nữ ứng viên không nói trước với chồng rằng cô ấy có buổi phỏng vấn video, sau đó anh ấy bước ra khỏi phòng tắm và lướt ngang qua phông nền chỗ cô ấy đang ngồi!

LÊN KẾ HOẠCH CHO ĐIỀU TỆ NHẤT, HI VỌNG ĐIỀU TỐT NHẤT!

Cuối cùng, hãy biết trước mình sẽ làm thế nào nếu khu phố đột nhiên cúp điện hoặc kết nối mạng internet bị gián đoạn trong thời điểm diễn ra phỏng vấn. Bạn sẽ làm gì nếu mọi người cứ xôn xao, đội khắc phục sự cố (thợ điện/kỹ thuật viên mạng) bắt đầu đến gây ra những âm thanh huyên náo khi buổi phỏng vấn của bạn vừa bắt đầu. Chuẩn bị tâm lý và giải pháp cho các vấn đề có thể phát sinh, có thể giúp mọi thứ diễn ra suôn sẻ nhất.

Sau tất cả, hãy nhớ rằng “công nghệ chỉ là phương tiện, bạn mới chính là thông điệp”. Hãy luôn tự tin và chuẩn bị kỹ càng để biến buổi phỏng vấn của mình thành câu chuyện đáng nhớ nhất dù cho nó được thực hiện bằng bất kỳ hình thức nào, bạn nhé!

 

(Nguồn ảnh: Internet)

  CareerBuilder Vietnam

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.